Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

Thịt heo rừng và cách phân biệt

1. Tiêu chuẩn đầu tiên và tiên quyết là trên bì lợn (heo) 3 lỗ chân lông chụm vào nhau. Đây là sai lầm lớn nhất vì có rất nhiều giống lợn (heo) có đặc điểm này và thậm chí còn có nhiều hơn lợn (heo) rừng xịn, ví dụ: giống lợn (heo) đen miền núi như lợn Vân Pa (Quảng Trị), lợn (heo) sóc Tây Nguyên, lợn (heo) đen vùng Bù Đăng, Bù Đốp (Bình Phước), lợn (heo) rừng nuôi giống Thái Lan, llợn (heo) lai giữa lợn (heo) rừng và llợn (heo) nhà (lai tự nhiên - hay con gọi là con lửng), lợn (heo) lai giữa lợn (heo) rừng và lợn (heo)nhà (lai nhân tạo),.v.v... Và đặc biệt là lợn (heo) rừng được làm giả bằng cách bắn thêm lông (vì đã cố tình làm giả thì đương nhiên nó gần như thật). Và có một số chỗ trên cơ thể của con con lợn (heo) rừng thật cũng không có 3 lông chụm vào nhau.

2. Tiêu chuẩn thứ hai là bì dày, ăn dòn, dai, hầu như không có mỡ: Việc này thì tất cả các giống kể trên đều đạt được: giống lợn (heo) đen Vân Pa (Quảng Trị), lợn (heo) sóc Tây Nguyên, lợn (heo) đen vùng Bù Đăng, Bù Đốp (Bình Phước), lợn (heo)rừng nuôi giống Thái Lan, lợn (heo) lai giữa lợn (heo) rừng và lợn (heo) nhà (lai tự nhiên), lợn (heo) rừng được làm giả bằng cách bắn thêm lông (VD dùng thịt lợn (heo) nái để làm giả).
Còn lợn (heo) lai giữa lợn (heo) rừng và lợn (heo) nhà (lai nhân tạo) thì trên da vẫn có 3 lông chụm lại nhưng thường có nhiều mỡ, thịt mềm, bì ăn nhão.

3. Theo kinh nghiệm của tôi có một cách chắc chắn nhất để phân biệt (ngoài việc là nhìn được con lợn (heo) mà bạn sẽ được ăn thịt), ngoài ra xem thử chỗ 3 lông chụm nhau là lông thật hay giả và khi luộc thịt phải ít nhất 15-25 phút sau khi sôi thì bì lợn (heo) mới ăn được (nếu không thì không khác gì cao su) mới là lợn rừng thật. Tuy nhiên phải cẩn thận nếu không sẽ bị lừa với lợn (heo) nái làm giả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét